Danh sách bài viết

Tìm thấy 6 kết quả trong 0.53167104721069 giây

Phát hiện quần thể đền thờ nghìn năm chứa xá lị Phật

Các ngành công nghệ

Trung QuốcCác nhà khảo cổ học phát hiện một quần thể đền thờ của nước Nam Chiếu, một nước chư hầu thành lập vào thời nhà Đường (năm 618 - 907).

Chiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt

Lịch sử

Chiến tranh Mông-Nguyên-Đại Việt hay Kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông (tên gọi ở Việt Nam) của một cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc của quân và dân Đại Việt đầu thời Trần dưới thời các vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông trước sự tấn công của đế quốc Mông Cổ. Tuy thời gian của cuộc kháng chiến bắt đầu từ năm 1258 đến năm 1288, nhưng thời gian chiến sự chính thức chỉ tổng cộng bao gồm khoảng gần 9 tháng, chia làm 3 đợt. Trước, giữa và sau các đợt chiến sự là thời gian tiến hành tích cực các hoạt động ngoại giao. Kết quả, Đại Việt bảo vệ được nền độc lập của mình, nhưng trên danh nghĩa phải chịu làm một nước chư hầu của đế quốc Mông Cổ. Thắng lợi quân sự của phía Đại Việt gắn liền với tên tuổi của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Lịch sử Việt Nam xem cuộc kháng chiến này là một trong những trang sử hào hùng nhất của mình.  

Chiến tranh Việt–Xiêm (1833-1834)

Lịch sử

Chiến tranh Việt – Xiêm (1833-1834) là một cuộc chiến gồm hai đợt tấn công của quân Xiêm vào lãnh thổ Đại Nam (Việt Nam ngày nay). Đợt đầu khởi từ tháng 11 năm 1833, rồi tạm ngưng ngày nào chưa rõ. Đợt hai tấn công từ tháng Giêng năm Giáp Ngọ (1834), đến tháng Năm cùng năm thì kết thúc. Chung cuộc, quân Việt chiến thắng. Theo Việt sử tân biên, Quyển 4, thì: “ Nhờ cuộc chiến thắng này, mà uy danh của chính quyền Việt Nam được nổi hơn bao giờ hết, các nước chư hầu càng thêm kính phục. Quốc vương Xiêm La phải cử một sứ bộ qua Huế xin giảng hòa... ” —Phạm Văn Sơn

MIỀN NAM CHỐNG CHIẾN TRANH CỤC BỘ CỦA MĨ ( 1965 – 1968)

Lịch sử

Đầu năm 1965, đứng trước nguy cơ bị thất bại hoàn toàn của chiến lược chiến tranh đặc biệt, Giônxơn đã chuyển sang chiến lược “chiến tranh cục bộ”: ồ ạt đưa quân viễn chinh, quân chư hầu cùng vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại vào miền Nam Việt Nam để tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược và mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc Việt Nam.

Napoléon Bonaparte

Lịch sử

Napoléon Bonaparte[chú thích 1] (tiếng Pháp: Napoléon Bonaparte [napoleɔ̃ bɔnɑpaʁt], tiếng Ý: Napoleone Buonaparte; 15 tháng 8 năm 1769 – 5 tháng 5 năm 1821) là một nhà quân sự và nhà chính trị kiệt xuất người Pháp trong và sau cuộc cách mạng Pháp cũng như các cuộc chiến tranh liên quan ở châu Âu. Với đế hiệu Napoléon I, ông là Hoàng đế của người Pháp từ năm 1804 đến năm 1815. Cuộc cải cách pháp luật của ông, Bộ luật Napoléon, đã có những ảnh hưởng lớn lên nhiều bộ luật dân sự trên toàn thế giới, nhưng ông được nhớ đến nhất bởi vai trò của mình trong các cuộc chiến tranh mà Pháp phải đương đầu với hàng loạt liên minh, được gọi là các cuộc chiến tranh Napoléon. Ông đã thiết lập quyền bá chủ trên phần lớn lục địa châu Âu và tìm cách truyền bá những lý tưởng của cách mạng Pháp, đồng thời củng cố nền đế chế làm phục hồi những nét của chế độ cũ Pháp (Ancien Régime). Nhờ thắng lợi trong những cuộc chiến này, thường là chống lại đối phương có ưu thế về quân số, ông được coi là một trong những nhà quân sự vĩ đại nhất mọi thời đại, và các chiến dịch của Napoléon được nghiên cứu tại các học viện quân sự trên khắp thế giới[1]. Napoléon được sinh ra ở Ajaccio thuộc Corse, trong một gia đình thuộc dòng dõi quý tộc Genoa (Ý). Ông được đào tạo thành một sỹ quan pháo binh ở Pháp. Bonaparte trở nên nổi tiếng dưới thời Đệ nhất Cộng hòa Pháp khi chỉ huy thành công nhiều chiến dịch chống lại Liên minh thứ nhất và các thứ hai chống Pháp. Ông cũng tiến hành cuộc chinh phạt bán đảo Ý. Năm 1799, ông đã tổ chức một cuộc đảo chính và tự đưa mình trở thành vị Tổng tài thứ nhất; năm năm sau đó Thượng viện Pháp tuyên xưng ông là Hoàng đế Pháp. Trong thập niên đầu tiên của thế kỷ 19, Đệ nhất Đế chế Pháp dưới quyền Napoléon đã tham gia vào một loạt xung đột - những cuộc chiến tranh Napoléon - lôi kéo mọi cường quốc chính ở châu Âu tham gia. Sau một loạt thắng lợi, Pháp đạt được vị trí thống trị ở lục địa châu Âu, và Napoléon duy trì phạm vi ảnh hưởng của Pháp thông qua việc thành lập của những mối đồng minh rộng lớn và bổ nhiệm bạn bè và người thân cai trị các quốc gia châu Âu khác như những chư hầu của Pháp. Cuộc chiến kéo dài ở bán đảo Iberia và cuộc xâm lược nước Nga năm 1812 đánh dấu bước ngoặt trong cơ đồ của Napoléon. Quân đội chủ lực của Pháp, Grande Armée, bị tổn thất nặng nề trong chiến dịch và không bao giờ có thể khôi phục lại hoàn toàn. Năm 1813, Liên minh thứ sáu đã đánh bại quân đội của ông tại Leipzig, năm sau đó Liên minh xâm lược Pháp, buộc Napoléon phải thoái vị và đày ông đến đảo Elba. Chưa đầy một năm sau, ông thoát khỏi Elba và trở lại nắm quyền, nhưng đã bị đánh bại trong trận Waterloo vào tháng 6 năm 1815. Napoléon trải qua sáu năm cuối cùng của cuộc đời trong sự giam cầm của người Anh trên đảo Saint Helena. Cái chết của ông gây ra nhiều tranh cãi về sau, chẳng hạn một số học giả cho rằng ông là nạn nhân của một vụ đầu độc bằng arsen.  

12-1966 đến 4-1967 :Quân dân miền Nam đánh bại cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ hai

Lịch sử

Thất bại trong mùa khô thứ nhất, từ giữa năm 1966, Mỹ tiếp tục tăng cường lực lượng vào chiến trường miền Nam và ném bom bắn phá miền Bắc ngày càng các liệt. Đến Đông Xuân 1966-1967, Mỹ có gần 40 vạn quân viễn chinh, hơn 5 vạn lính chư hầu cùng hơn nửa triệu quân ngụy, 3700 máy bay, 2.